12 Cách đặt tên thương hiệu tốt nhất cho doanh nghiệp 2023

Tên thương hiệu đóng vai trò quan trọng và gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của doanh nghiệp. Do đó nhiều chủ doanh nghiệp rất muốn tìm hiểu cách đặt tên thương hiệu để tạo sự khác biệt. Việc đặt tên thương hiệu cần tìm hiểu kỹ lưỡng để phát huy tối đa hiệu quả khi quảng cáo và truyền thông. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn những cách đặt tên cho thương hiệu hiệu quả nhất.

Cách đặt tên thương hiệu tốt nhất
Cách đặt tên thương hiệu tốt nhất

Tầm quan trọng của việc đặt tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể thông qua việc tạo tên thương hiệu giúp mang đến những lợi ích cho doanh nghiệp như sau:

Hỗ trợ kế hoạch marketing

Tên thương hiệu giúp doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch truyền thông đến khách hàng hiệu quả hơn. Cụ thể các thông điệp gửi đến khách hàng chính xác, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. 

Tên thương hiệu giúp hỗ trợ kế hoạch marketing
Tên thương hiệu giúp hỗ trợ kế hoạch marketing

Phân biệt với đối thủ

Tên thương hiệu giúp khách hàng nhận biết sự khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Đây chính là yếu tố để doanh nghiệp của bạn phân biệt với đối thủ.

Như nào là một tên thương hiệu tốt

Lưu ý trong cách đặt tên thương hiệu thì doanh nghiệp cần nắm rõ như thế nào là tên thương hiệu tốt. Doanh nghiệp sở hữu tên doanh nghiệp tốt cần đáp ứng các yêu cầu dưới đây. 

Thể hiện sự khác biệt

Khi doanh nghiệp của bạn có sự trùng lặp tên thương hiệu sẽ mang đến nhiều bất lợi khi cạnh tranh. Điều này khiến khách hàng nhầm lẫn doanh nghiệp của bạn với đối thủ. Do đó khi đặt tên cho thương hiệu cần thể hiện sự khác biệt với đối thủ.

Thể hiện sự khác biệt
Thể hiện sự khác biệt

Có ý nghĩa

Tên thương hiệu cần có ý nghĩa, có thể truyền đạt bản chất của doanh nghiệp, nuôi dưỡng cảm xúc tích cực. Đây là yếu tố quan trọng cần lưu ý.

Dễ hiểu

Ngoài ra, khi đặt tên cho thương hiệu cần đảm bảo yếu tố dễ hiểu, dễ nhớ. Đừng đặt tên thương hiệu quá phức tạp và khó nhớ gây mất ưu thế. 

Đặt tên cho thương hiệu cần đảm bảo yếu tố dễ hiểu, dễ nhớ
Đặt tên cho thương hiệu cần đảm bảo yếu tố dễ hiểu, dễ nhớ

Tránh những liên tưởng tiêu cực về âm nghĩa

Khi đặt tên cho thương hiệu, chúng ta cần tránh các lỗi về âm nghĩa khiến khách hàng liên tưởng hình ảnh tiêu cực, nhạy cảm… Ngoài ra cần hiểu rõ về ý nghĩa của từ ngữ muốn đặt tên thương hiệu. Tránh đặt những từ ngữ nước ngoài mang ý nghĩa tốt ở quốc gia này nhưng lại mang nghĩa xấu ở quốc gia khác. 

Đăng ký bảo hộ

Lưu ý quan trọng trong cách đặt tên thương hiệu là tên thương hiệu cần phải đăng ký bảo hộ được. Điều này nhằm tránh tình trạng bị nhái tên thương hiệu gây mất uy tín cho doanh nghiệp.

Đăng ký bảo hộ
Đăng ký bảo hộ

Hướng về tương lai

Tên thương hiệu cần có ý nghĩa hướng về tương lai, được điều chỉnh mở rộng cho các sản phẩm, thương hiệu khác.

Trực quan

Khi đặt tên cho thương hiệu cần lưu ý có thể truyền đạt thông qua thiết kế như biểu tượng, logo… dễ dàng.

Tên miền website có sẵn

Hiện nay đa số các website doanh nghiệp đều lấy theo tên thương hiệu. Do đó khi đặt tên cho thương hiệu bạn cần lưu ý dựa theo tên miền website có sẵn để phát triển. Bạn cũng nên đăng ký tên miền sớm nhất tránh bị đối thủ mua mất.

Cách đặt tên thương hiệu tốt nhất cho doanh nghiệp

Thực tế việc đặt tên cho thương hiệu cần đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng, cá tính riêng của mỗi chủ doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách đặt tên thương hiệu hay mà bạn có thể tham khảo.

Tên thương hiệu gần gũi với nghề kinh doanh

Hãy đặt tên thương hiệu gần gũi và gắn liền ngành nghề kinh doanh để khách hàng luôn nhớ đến bạn. Khách hàng sẽ dễ dàng liên tưởng đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó có thể giảm bớt gánh nặng truyền thông cho doanh nghiệp.

Ví dụ một số thương hiệu đặt tên theo cách này như Thiên Phú Copier, Nova Land, Rao Vặt.

Tên thương hiệu gần gũi với nghề kinh doanh
Tên thương hiệu gần gũi với nghề kinh doanh

Đặt tên theo thị trường và khách hàng mục tiêu

Thị trường và khách hàng mục tiêu sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến thương hiệu của bạn. Do đó tùy theo từng thị trường và phân khúc khách hàng để chọn lựa tên thương hiệu phù hợp.

Dùng tên cá nhân đặt cho tiêu thương hiệu

Cách đặt tên thương hiệu tiếp theo bạn có thể nghiên cứu là dùng tên cá nhân đặt tên thương hiệu. Đặt tên thương hiệu sử dụng tên riêng đặt cần có sự “biến tấu” để tạo nên sự đặc sắc, khác biệt. Ví dụ như Huỳnh Gia, Khải Silk, Kha Nguyễn…

Đặt tên theo địa chỉ, địa danh

Trong thực tế có khá nhiều tên thương hiệu đặt theo địa chỉ, địa danh. Thông thường doanh nghiệp sẽ đặt tên theo địa danh nổi tiếng về sản phẩm, dịch vụ đó. Ví dụ như Rượu vang Đà Lạt, Nước hoa Miss Sài Gòn, Bia Hà Nội…

Đặt tên theo địa chỉ, địa danh
Đặt tên theo địa chỉ, địa danh

Dùng từ viết tắt để tên thương hiệu

Chúng ta có thể sử dụng từ viết tắt để đặt tên cho thương hiệu của mình. Những từ viết tắt rất ngắn gọn nhưng chứa đầy đủ ý nghĩa và rất dễ nhớ. Ví dụ: Vinamilk, OCB, VCB…

Đặt tên theo đặc điểm cửa hàng

Đặt tên thương hiệu theo đặc điểm cửa hàng sẽ mang đến sự độc đáo cho thương hiệu của bạn. Thông thường những địa chỉ nhà hàng, quán ăn, quán cafe hay lựa chọn cách đặt tên cho thương hiệu như trên. Ví dụ Nhà hàng Cây Dừa, Cafe Cây Đa, Xuân Hương Garden Coffee…

Đặt tên thương hiệu theo địa điểm cửa hàng
Đặt tên thương hiệu theo địa điểm cửa hàng

Đặt tên theo quy mô

Việc đặt tên thương hiệu theo quy mô sẽ phù hợp cho những doanh nghiệp lớn. Ví dụ như Bách Hóa Xanh, Thế Giới Sữa, Thế Giới Di Động,… Những cái tên thương hiệu này mang đến cho khách hàng liên tưởng về doanh nghiệp lớn, đa dạng sản phẩm. 

Riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ nên cân nhắc khi đặt tên thương hiệu theo cách này. Bởi vô tình doanh nghiệp sẽ khiến khách hàng cảm thấy thất vọng về quy mô thực tế so với tên gọi. 

Đặt tên theo các danh từ gợi nhớ

Danh từ gợi nhớ được sử dụng khá nhiều trong cách đặt tên thương hiệu của các doanh nghiệp. Ví dụ Mì Gấu Đỏ, Phomai Con bò cười, Thời trang Tulip,… Đây là cách đặt tên cho thương hiệu khá ấn tượng và khiến khách hàng dễ nhớ.

Đặt tên theo các danh từ gợi nhớ
Đặt tên theo các danh từ gợi nhớ

Đặt tên theo cảm giác tò mò

Chúng ta cũng có thể đặt tên cho thương hiệu theo cảm giác tò mò, tạo sự kích thích muốn khám phá. Thông thường tên thương hiệu theo cách này được ghép lại từ các chữ viết tắt của những từ có nghĩa.

Ví dụ: công ty Venesa, bánh đúc BaDuNo…

Dùng tính từ để đặt tên cho thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng tính từ để đặt tên cho thương hiệu cá nhân của mình. Sử dụng tính từ để đặt tên thương hiệu mang đến cảm giác gần gũi, dễ nhớ. Ví dụ như cơm Tấm Phúc Lộc Thọ, Tân Hiệp Phát,…

Dùng tiếng nước ngoài

Hiện nay xu hướng kinh doanh toàn cầu đang ngày càng phát triển. Do đó nhiều doanh nghiệp sử dụng tiếng nước ngoài để đặt tên cho thương hiệu của công ty.

Ví dụ như công ty GreenFarm, HomeFood, Thaco Seafood, Bissbrand

Dùng tiếng nước ngoài
Dùng tiếng nước ngoài

Dùng phiên âm âm thanh

Sử dụng phiên âm âm thanh là cách đặt tên thương hiệu mang đến cho doanh nghiệp sự độc đáo. Tên thương hiệu sẽ trở nên dễ nhớ hơn đối với khách hàng. Ví dụ như Tiktok, Cốc Cốc, Cuccu, Tacke…

Dùng phiên âm âm thanh
Dùng phiên âm âm thanh

Lưu ý khi đặt tên thương hiệu tránh sai ngữ nghĩa vùng miền

Mỗi vùng miền trên Việt Nam sẽ có cách phát âm, ngôn từ riêng. Do đó khi đặt tên cho thương hiệu cần tránh sai ngữ nghĩa vùng miền. Tránh sử dụng những từ tối nghĩa hay có quá nhiều nghĩa gây ảnh hưởng đến tiềm thức người tiêu dùng. 

Điều này giúp cho doanh nghiệp của bạn tránh xảy ra các sự cố không mong muốn gây ảnh hưởng uy tín.

Cách tra cứu tên thương hiệu trên internet

Bên cạnh cách đặt tên thương hiệu hay, bạn cần biết cách tra cứu tên thương hiệu trên internet để tránh trùng lặp. Dưới đây là các cách tra cứu tên thương hiệu trên internet đơn giản và hiệu quả.

  • Cách 1: Chọn kênh Google Search, Cốc cốc search, Bing và thực hiện gõ “tên thương hiệu” ở mục tìm kiếm. Tại đây bạn có thể kiểm tra xem tên thương hiệu của mình có là duy nhất hay không.
  • Cách 2: Từ tên thương hiệu của bạn sẽ viết các biến thể tên miền và tìm kiếm trên các nhà cung cấp tên miền và Google Search. Hãy chắc chắn rằng các biến thể này chưa có ai đăng ký. 
  • Cách 3: Tra cứu các biến thể của tên thương hiệu trên mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok…
  • Cách 4: Tra cứu tên thương hiệu trên các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo để tránh bị nhầm lẫn, trùng lặp. 
  • Cách 5: Tiến hành tra cứu tên thương hiệu trong cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ một cách chính xác hơn.

Dựa vào những cách tra cứu tên thương hiệu nêu trên giúp doanh nghiệp khi đặt tên tránh trùng lặp. Nhờ đó giúp ích cho quá trình phát triển các dự án truyền thông diễn ra thuận lợi, tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ về các cách đặt tên thương hiệu hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Việc đặt tên doanh nghiệp mang tính độc đáo, cá tính, dễ nhớ góp phần quan trọng trong sự phát triển của đơn vị. Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ Phòng marketing thuê ngoài Biss Brand để được hỗ trợ và tư vấn.

Tác Giả