Chỉ số ROI có ý nghĩa vô cùng quan trọng với doanh nghiệp, cho thấy hiệu quả của chiến dịch marketing và các hoạt động liên quan. Từ đó giúp doanh nghiệp phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Vậy cụ thể chỉ số ROI là gì và cách đo lường chỉ số ROI trong marketing như thế nào? Hãy cùng Biss Brand tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Chỉ số ROI là gì?
Trong ngành marketing, chỉ số ROI được biết đến là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nó cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
ROI là viết tắt của cụm từ Return On Investment – nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư ban đầu. Hiểu một cách đơn giản, đây là chỉ số đo lường những gì doanh nghiệp thu lại được so với số vốn bỏ ra.
Xem thêm : Chỉ số CTR là gì? CTR bao nhiêu là tốt?
Thông qua chỉ số ROI, doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của mình. Đồng thời so sánh được với hiệu quả của những khoản đầu tư khác. Chỉ số ROI giúp đo lường trực tiếp số tiền hoàn vốn trên một khoản đầu tư quyết định. Và số tiền này có liên quan đến các khoản chi phí đầu tư.
Kết quả chỉ số ROI biểu hiện dưới dạng phần trăm hoặc tỷ lệ. Công thức tính chỉ số ROI là:
ROI = (Doanh thu từ đầu tư – Chi phí đầu tư)/ Chi phí đầu tư
Trong đó:
- Doanh thu từ đầu tư: Số tiền thu được từ sản xuất, mua bán sản phẩm, dịch vụ
- Chi phí đầu tư: Số vốn ban đầu doanh nghiệp bỏ ra đầu tư
Ý nghĩa của chỉ số ROI là gì
Chỉ số ROI giúp doanh nghiệp nhận ra được tầm quan trọng và hiệu quả của công cụ marketing. Thông qua đó, thấy được sự liên quan giữa hiệu quả đầu tư và số vốn chi trả. Cụ thể, chỉ số ROI mang lại những ý nghĩa như sau:
Tính toán ngân sách Marketing
Tính toán được tổng thể ngân sách Marketing giúp người quản lý có thể cân đối với các hoạt động khác. Đó là chi phí sản xuất, bán hàng, mặt bằng, nhân sự,… Từ đó tính toán chính xác ngân sách tiếp thị để hoạt động marketing không làm ảnh hưởng đến hoạt động khác.
Phân phối ngân sách Marketing
Một trong những ý nghĩa của chỉ số ROI là phân phối ngân sách Marketing. Người quản lý xác định được hoạt động nào đem lại hiệu quả tốt nhất để tập trung tối đa nguồn lực. Từ đó có kế hoạch phân phối ngân sách marketing phù hợp, tạo ra nguồn lợi tức của từng hoạt động tiếp thị.
Xem thêm : Dịch vụ Influencer marketing là gì? Tầm quan trọng của Influencer trong marketing
Đo lường hiệu quả của chiến dịch
Chỉ số ROI phản ánh và đo lường hiệu quả chiến dịch trong thời điểm hiện tại. Từ đó doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư hoặc thu hẹp phạm vi đầu tư chính xác hơn. Ngoài ra, giúp người quản lý tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch để có chiến lược marketing phù hợp.
Đánh giá đối thủ cạnh tranh
Chỉ số ROI của các đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp đánh giá được vị thế của họ trên thị trường. Đồng thời giúp doanh nghiệp hiểu rõ về đối thủ, chiến lược và tìm thấy cơ hội đánh bại trên thị trường.
Cách đo lường chỉ số ROI trong marketing
Để cách tính chỉ số ROI trong marketing, doanh nghiệp có thể dựa vào các yếu tố sau đây:
Tỷ lệ chuyển đổi
Đây là một trong những chỉ số phổ biến nhất để theo dõi ROI. Nếu mục đích của chiến dịch marketing nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi thì chỉ số này giúp người quản lý biết được hiệu quả cụ thể. Đồng thời có kế hoạch phân bố tài nguyên hợp lý.
Ngoài ra, tỷ lệ chuyển đổi ở các kênh khác nhau giúp xác định nguồn khách hàng, vị trí chuyển đổi tốt. Từ đó hỗ trợ người làm marketing đầu tư và cải thiện chỉ số ROI tốt hơn.
Chi phí khách hàng tiềm năng (CPL)
CPL viết tắt của Cost per lead là hình thức định giá cho quảng cáo online. Nếu mục đích chiến dịch marketing là thu thập lượng khách hàng tiềm năng thì cần xác định chi phí là bao nhiêu. Khi đó, người quản lý sẽ biết chỉ số ROI cho từng chiến dịch cụ thể. Công thức tính như sau:
CPL = Tổng chi phí Ads / Tổng khách hàng tiềm năng
Tỷ lệ chốt đơn
Tỷ lệ này giúp đo lường hiệu quả chiến dịch marketing và tác động trực tiếp đến chỉ số ROI. So sánh Tỷ lệ chốt đơn/ Khách hàng thu thập được giúp nắm bắt khả năng sinh lời của chiến dịch. Đồng thời có sự điều chỉnh cần thiết để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật.
Chi phí phải trả cho mỗi hành động (CPA)
Chi phí này thể hiện số tiền trung bình mà doanh nghiệp bỏ ra với 1 khách hàng mới. Nếu số tiền bỏ ra cao hơn lợi nhuận mang về thì phải tìm cách để giảm CPA. Công thức tính như sau:
CPA = Tổng chi phí Marketing/ Tổng số khách thu về
Giá trị đặt hàng trung bình (AOV)
Chỉ số cho thấy chi phí trung bình để có được 1 đơn hàng từ khách hàng. Sự cải thiện về AOV giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn, mở ra cơ hội bán gia tăng, bán chéo. Công thức tính như sau:
AOV = Tổng doanh thu/ Tổng số đơn hàng
Giá trị vòng đời khách hàng
Đây là giá trị mà khách hàng chi trả cho doanh nghiệp trong suốt quãng đời của họ với tư cách là 1 người mua, 1 khách hàng. Chỉ số này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về giá trị tổng thể đến từ khách hàng đó.
Trên đây là những thông tin về Chỉ số roi là gì và cách đo lường chỉ số ROI trong hoạt động marketing. Hy vọng qua đây bạn sẽ hiểu hơn về thuật ngữ này và ứng dụng tốt trong hoạt động kinh doanh của mình. Để được tư vấn đầy đủ về các hoạt động marketing doanh nghiệp cụ thể nhằm tạo ra giá trị lợi nhuận cao, hãy liên hệ với phòng marketing thuê ngoài Biss Brand theo số hotline 0854 692 789 – 0989 675 000 ngay từ bây giờ.
Xem thêm : 5 chiến lược tăng doanh số bán hàng hiệu quả trong mùa dịch