Việc hiểu rõ và xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả góp phần tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. Nhờ đó có thể khẳng định vị thế của thưởng hiệu trong mắt khách hàng, người tiêu dùng. Vậy Chiến lược thương hiệu là gì? các tiêu chí tạo nên chiến lược định vị thương hiệu như thế nào? Xin mời bạn đọc cùng đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.
Chiến lược thương hiệu là gì
Chiến lược xây dựng thương hiệu là cách xây dựng kế hoạch lâu dài để định vị thương hiệu đối với khách hàng mục tiêu. Từ đó có thể khẳng định vị thế độc tôn của thương hiệu doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp có nền tảng vững chắc để chiếm lĩnh thị trường.
Tại sao cần xây dựng chiến lược thương hiệu
Việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu có tầm quan trọng lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Một số lý do nên xây dựng các chiến lược về thương hiệu đối với doanh nghiệp như sau:
- Tạo dựng sự khác biệt hóa doanh nghiệp của bạn với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Từ đó có thể hướng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bạn thay vì đối thủ cạnh tranh.
- Chiến lược xây dựng thương hiệu còn giúp khách hàng dễ dàng chọn lựa sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bởi việc xây dựng thương hiệu giúp tạo lòng tin của khách hàng. Việc truyền tải thông điệp về giá trị rõ ràng sẽ thu hút sự quan tâm đông đảo của khách hàng trung thành.
- Mặt khác chiến lược thương hiệu còn giúp kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng. Khi đã chiếm được lòng tin của khách hàng thì doanh nghiệp sẽ không tốn quá nhiều ngân sách cho quảng cáo.
- Xây dựng thương hiệu giúp mọi người nhận diện sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp dễ hơn. Đây là cách để tạo điểm nhấn khác biệt về sản phẩm, dịch vụ của bạn so với c đối thủ khác.
Tiêu chí tạo nên chiến lược thương hiệu mạnh
Để xây dựng được chiến lược định vị thương hiệu mạnh, hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần chú ý các tiêu chí dưới đây. Áp dụng các tiêu chí phù hợp, thành thạo sẽ giúp nâng cao hiệu quả của chiến lược.
Mục tiêu rõ ràng
Để chiến lược xây dựng thương hiệu có thể cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp của bạn cần có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Nhờ đó mà khách hàng mới có thể càng dễ nhận ra doanh nghiệp của bạn giữa hàng trăm đối thủ.
Thực tế khách hàng luôn hướng đến lựa chọn các thương hiệu coi trọng các giá trị khác bên cạnh lợi nhuận. Do vậy bạn nên tham khảo về các thương hiệu nổi tiếng về tầm nhìn, sứ mệnh của họ để có thể xác định mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính nhất quán
Đặc biệt chiến lược xây dựng thương hiệu mạnh cần có tính nhất quán. Cụ thể cần tránh nói quá nhiều về các thứ không liên quan hay nói quá về thương hiệu của mình. Cần lưu ý các thông điệp mà doanh nghiệp mình truyền tải cần có sự gắn kết, nhất quán.
Cảm xúc thương hiệu
Bạn cần chú ý đến yếu tố cảm xúc khi tạo dựng thương hiệu, cần mang lại cho khách hàng cảm giác yên tâm. Hơn nữa là cảm giác được kết nối chặt chẽ với những người khác, sự quan tâm từ doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bạn cần tận dụng những tác nhân kích thích cảm xúc để củng cố mối quan hệ với khách hàng và nuôi dưỡng lòng trung thành.
Tính linh hoạt
Chiến lược thương hiệu cần có tính linh hoạt để có thể đáp ứng với mọi sự thay đổi liên tục của xu hướng, thời đại. Các chiến lược này cần linh hoạt, không máy móc để mang lại những ý tưởng truyền thông đột phá hơn.
Lòng trung thành
Khi xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp, bạn cần chú ý đến yếu tố lòng trung thành của khách hàng. Khách hàng trung thành sẽ mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Do vậy bạn nên thực hiện một số việc như viết bài đăng cảm ơn trên mạng xã hội, gửi email cảm ơn khách hàng vì đã lựa chọn doanh nghiệp bạn…
Nhận thức cạnh tranh
Cuối cùng, yếu tố quan trọng khi xây dựng chiến lược thương hiệu là nhận thức cạnh tranh là cách thức để cải thiện bản thân. Hãy quan sát đối thủ để cải thiện những điều chưa hợp lý trong chiến lược định vị thương hiệu của bạn. Thương hiệu của bạn cần sự khác biệt, ưu tú hơn để khách hàng dễ dàng nhận biết.
Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu
Việc xây dựng chiến lược định vị thương hiệu cần trải qua nhiều bước khác nhau. Cụ thể bạn có thể tham khảo các bước xây dựng chiến lược dưới đây để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Xây định khách hàng mục tiêu
Bước đầu tiên chiến lược xây dựng thương hiệu bạn cần thực hiện là xác định khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Những đối tượng này có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Trong đó bạn có thể áp dụng mô hình 5W là Who – What – Why – Where -When để xác định khách hàng mục tiêu.
Định vị thương hiệu và so sánh đối thủ
Sau khi đã nghiên cứu về khách hàng mục tiêu, bạn cần tìm hiểu về đối thủ để có chiến lược thương hiệu đúng đắn. Việc phân tích và tìm ra điểm yếu của đối thủ và lợi thế của doanh nghiệp mình sẽ giúp ích nhiều cho việc lên kế hoạch chiến dịch. Từ việc nghiên cứu đối thủ sẽ giúp bạn học hỏi điểm tốt của đối phương để có thể sáng tạo theo cách riêng của doanh nghiệp. Điểm khác biệt này là dấu ấn và sự thu hút khách hàng đến với thương hiệu của bạn.
Xác định xu hướng và cơ hội thị trường
Bước tiếp theo trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu là xác định xu hướng, cơ hội của thị trường. Mỗi ngành hàng, mỗi loại hình dịch vụ sẽ có những xu hướng tương ứng. Do vậy doanh nghiệp cần xác định để thay đổi theo xu hướng mới để tạo lợi thế cho mình.
Ngoài ra khi xác định các xu hướng của thị trường sẽ giúp bạn tìm được cơ hội cho doanh nghiệp. Nhận biết sự thay đổi nhu cầu người dùng, xu hướng tiêu dùng mới giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn.
Xác định giá trị cốt lõi
Hệ thống giá trị cốt lõi của thương hiệu là những yếu tố thiết yếu hướng dẫn chi tiết, định hướng hành vi của nhân viên trong doanh nghiệp. Để xây dựng được chiến lược thương hiệu mạnh, bạn cần xác định được giá trị cốt lõi của thương hiệu. Nhờ đó mà doanh nghiệp của bạn mới có thể tồn tại lâu dài trong tâm trí khách hàng.
Xây dựng thương hiệu
Nhận diện thương hiệu là bước không thể thiếu trong quy trình chiến lược xây dựng thương hiệu Việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thông qua thiết kế logo, biểu tượng, nhạc hiệu, khẩu hiệu, thông điệp,… giúp khách hàng dễ dàng nhận biết đến doanh nghiệp. Cần xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đáp ứng các yêu cầu như dễ nhớ, dễ chuyển đổi, dễ thích nghi, dễ bảo hộ và có ý nghĩa.
Quản trị và đo lường thương hiệu
Quản trị và đo lường thương hiệu là bước cuối dùng trong xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Việc quản trị thương hiệu giúp duy trì vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
Ví dụ chiến lược thương hiệu lớn thành công
Thực tế hiện nay có khá nhiều chiến lược xây dựng thương hiệu thành công để chúng ta có thể tham khảo. Mỗi chiến lược định vị thương hiệu của các đơn vị khác nhau sẽ có nhiều điểm đặc trưng để bạn có thể học hỏi.
Chiến lược thương hiệu của Coca Cola
Coca Cola là một trong những nhãn hiệu có chiến lược định vị thương hiệu thành công hiện nay. Đơn vị này có sự nhất quán trong bộ nhận diện thương hiệu từ màu sắc, thiết kế vỏ chai… Trong đó logo có hai tông màu trắng, đỏ chủ đạo rất dễ nhận biết.
Ngoài ra thương hiệu này có cách truyền thông và quảng cáo đem lại sự hào hứng và mới mẻ cho người xem. Coca Cola luôn giữ bản sắc thương hiệu và sản phẩm trong hơn 100 năm qua.
Chiến lược thương hiệu của Vinamilk
Vinamilk là thương hiệu sữa có tốc độ phát triển rất nhanh tại thị trường Việt Nam. Nhãn hiệu này luôn chứng tỏ được vị thế của mình trong từng giai đoạn phát triển, Việc xây dựng chiến lược thương hiệu, marketing chuyên nghiệp góp phần giữ vững vị thế tại thị trường sữa tươi Việt Nam.
Chiến lược thương hiệu của Apple
Nhãn hàng Apple có chiến dịch xây dựng thương hiệu tập trung vào cảm xúc, những trải nghiệm sản phẩm cho khách hàng. Đặc biệt đây là thương hiệu có thiết kế sản phẩm hướng đến sự đơn giản, đa dạng tiện ích. Thương hiệu Apple định hướng là công ty mang tính nhân văn cao thông qua việc kết nối chân thành với khách hàng.
Apple đã hình thành nên nền văn hóa và thương hiệu, nhắm đến phân khúc khách hàng cao cấp. Đây là thương hiệu mang đến những sản phẩm cao cấp với giá thành khá đắt hơn so với đối thủ.
Mỗi nhãn hiệu có những chiến lược khác nhau để định vị thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên nhìn chung đều có những điểm mẫu chốt về các bước xây dựng chiến lược, tuân thủ các yếu tố quan trọng.
Qua bài viết giới thiệu đến bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược là kim chỉ nam cho định hướng phát triển và tạo dấu ấn đối với khách hàng. Ngoài ra bạn có nhu cầu thuê marketing thuê ngoài hay liên hệ ngay Biss Brand để được tư vấn tận tình nhất.