SEO ( Search Engine Optimization) là tối ưu hóa website để công cụ tìm kiếm đưa website lên thứ hạng cao theo cách tự nhiên khi người dùng truy vấn. SEO là phương pháp tiếp cận người dùng đem đến hiệu quả cao theo hướng bền vững với chi phí thấp nhất. Nguyên nhân chính khiến website được SEO trong thời gian dài mà không lên được thứ hạng mong muốn là do SEOer không xây dựng được quy trình SEO website tổng thể, khiến SEOer bị “loạn” không biết ở giai đoạn nào cần triển khai công việc nào.
Hướng dẫn SEO website tổng thể bao phủ thị trường
Bước 1. Phân tích sơ bộ website
Để xây dựng quy trình SEO tổng thể chất lượng việc đầu tiên phải phân tích, đánh giá tổng thể đến chi tiết website. Từ đó bạn nhận định được những vấn đề website đang gặp phải khiến website không có được thứ hạng cao.
Những yếu tố bạn cần kiểm tra, phân tích ngay khi tiếp nhận website:
♦ Tốc độ tải trang website: yếu tố quan trọng trong SEO, bạn có thể kiểm tra qua công cụ miễn phí PageSpeed Insights
♦ Kiểm tra sơ đồ Sitemap website, file Robots.txt
♦ Kiểm tra thẻ “noindex“, “index” trong website
♦ Kiểm tra website đã được bảo mật “https” chưa
♦ Kiểm tra các loại thẻ Title, Meta Description, đường dẫn URL, thẻ Heading trong website thông qua công cụ SEO Quake
♦ Kiểm tra hình ảnh, tiêu đề, chú thích hình ảnh xem được thiết lập chưa
♦ Nội dung website có nội dung mỏng hay chất lượng
♦ Thứ hạng website hiện tại như thế nào, nội dung nào đang được người dùng truy cập nhiều thông qua các công cụ Google Analytics, Google Search Console
Bước 2. Kiểm tra cấu trúc website
Một trong những quy trình Seo website là cấu trúc website được coi là xương sống của một website. Cấu trúc website không bị chồng chéo sẽ là nền tảng để triển khai một dự án SEO thành công bởi nó giúp cho người dùng và công cụ tìm kiếm nhận thấy mức độ thân thiện.
Cấu trúc website chất lượng đảm bảo nhắm từ khóa mục tiêu cho từng trang hiệu quả. Cấu trúc website ảnh hưởng bởi cấu trúc điều hướng trong website. Khi điều hướng không tốt, công cụ tìm kiếm không thể hiểu được bạn đang muốn SEO bài viết chuyên mục hay bài viết chủ đề. Dẫn tới việc Google nhận nhầm link khi xếp thứ hạng website khi người dùng search từ khóa chuyển đổi.
Cấu trúc đường dẫn URL
Xây dựng cấu trúc URL sẽ giúp cho SEO và người dùng bởi Google đọc được từ khóa trong đường dẫn, người dùng biết được họ đang ở đâu trong website.
Bạn nên tạo ra các đường dẫn có cấu trúc không quá sâu, nên dừng lại ở tối đa 3 phân cấp và có chứa từ khóa cần SEO trong đường dẫn.
Ví dụ: cấu trúc cho dịch vụ phòng marketing thuê ngoài
Cấu trúc URL được đánh giá cao khi đáp ứng được các yếu tố:
♦ URL có thể đọc được, có chứa từ khóa chính cần SEO
♦ Nên dừng lại ở tối đa 3 phân cấp chuyên mục
♦ URL không dấu, viết thường, cách nhau bởi dấu gạch ngang
♦ Độ dài URL ngắn, nên để đường dẫn ngắn hơn 75 ký tự
Quy trình Seo phân tích liên kết backlink
Backlink được coi là sức mạnh của website. Phân tích backlink đánh giá được website có đang nhận phải những liên kết từ những website có chất lượng thế nào, Google đánh giá những backlink đó có tốt hay không.
Nếu website đang nhận được những backlink xấu, backlink bẩn thì bạn cần gỡ chúng ra khỏi hệ thống backlink ngay lập tức. Bởi nó ảnh hưởng rất nhiều chất lượng cấu trúc website.
Bước 3. Nghiên cứu, phân nhóm từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng nhất để có một kế hoạch SEO tổng thể thành công. Bởi nghiên cứu từ khóa tốt sẽ giúp ích nhiều cho các chiến dịch quảng cáo sau này. Nếu nghiên cứu, lựa chọn từ khóa không đúng sẽ gây lãng phí thời gian SEO những từ khóa không đem đến tỷ lệ chuyển đổi.
Bạn có thể tìm kiếm các từ khóa người dùng truy vấn bằng công cụ miễn phí như Google Keyword Planner. Để có bộ từ khóa khách quan hơn, bạn nên sử dụng công cụ trả phí Keyword Tools.
Tìm kiếm từ khóa
Bạn cần trả lời những câu hỏi:
- Sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì?
- Khách hàng tìm kiếm sản phẩm của bạn bằng cách thức nào?
- Khách hàng có suy nghĩ, thắc mắc gì khi tìm hiểu sản phẩm của bạn?
Trả lời được những câu hỏi đó, bạn đã có được bộ từ khóa mà khách hàng thường tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của bạn. Từ bộ từ khóa đó, bạn không thể sử dụng ngay được bởi đó là truy vấn người dùng, mà truy vấn người dùng luôn có tùy biến.
Phân nhóm từ khóa
Khi bạn đã có trong tay bộ từ khóa chất lượng về lĩnh vực của mình, để triển khai kế hoạch SEO theo bộ từ khóa đó buộc phải phân nhóm từ khóa. Bạn có thể phân nhóm từ khóa hiệu quả theo phương pháp sau:
Không sử dụng các từ khóa có lượt tìm kiếm thấp (dưới 10 tìm kiếm/ tháng)
Nhóm từ khóa chính: là những từ khóa ngắn chính trong lĩnh vực của bạn, có độ cạnh tranh cao, lưu lượng tìm kiếm lớn, là từ khóa tìm hiểu. Ví dụ: từ khóa ” điện thoại di động“
Nhóm từ khóa phụ: là những từ khóa ngắn hoặc dài, có giá trị với người dùng, có lưu lượng tìm kiếm lớn. Ví dụ từ khóa” điện thoại iphone”
Nhóm từ khóa chuyển đổi: là những từ khóa dài, được search theo nhu cầu của người dùng, có lưu lượng tìm kiếm không lớn nhưng tỷ lệ chuyển đổi cao. Ví dụ từ khóa “điện thoại iphone 8 Plus mới“
Nhóm từ khóa theo trend: là nhóm từ khóa theo xu hướng người dùng. Nhóm từ khóa này đem đến tỷ lệ chuyển đổi cao.
Nhóm từ khóa bị bỏ quên: là những từ khóa có lượng tìm kiếm rất thấp. Tuy nhiên, đây là từ khóa được tạo ra do người dụng thực sự có nhu cầu. Vì vậy tỷ lệ chuyển đổi rất cao. Ví dụ: từ khóa ” giá điện thoại Iphone 8 Plus màu đen tại Hà Nội“
Với mỗi mục tiêu chiến dịch khác nhau sẽ cần những bộ từ khóa phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất.
Xem ngay: Dịch vụ SEO website tổng thể – Cam kết lên Top 1000+ từ khóa
Bước 4. Phân tích đối thủ cạnh tranh
” Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”
SEO cũng vậy, khi bạn nắm rõ được đối thủ đang có thứ hạng như thế nào, nhóm từ khóa nào đang được đối thủ triển khai tốt, nhóm từ khóa nào đối thủ đang “bỏ quên”. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một việc rất quan trọng trong SEO, giúp bạn đưa ra những đánh giá, kế hoạch phù hợp.
Với một dự án SEO tổng thể, ngân sách không lớn thì bạn không thể tạo brand ngay được. Buộc bạn phải “đánh chiếm” các từ khóa đối thủ lãng quên, độ cạnh tranh thấp.
Xác định đối thủ cạnh tranh
Bạn sử dụng từ khóa chính trong lĩnh vực của bạn, search và chọn ra 10 cái tên đầu tiên trong kết quả tìm kiếm. Đó chính là đối thủ của bạn nếu bạn muốn khách hàng đến với bạn mà không mất phí quảng cáo.
Bạn nghiên cứu gì ở đối thủ
Với công cụ phân tích website hiệu quả nhất hiện nay là Ahrefs sẽ xác định rõ được đối thủ của bạn.
Từ khóa: những từ khóa đang đem đến traffic lớn cho đối thủ, những từ khóa đối thủ đang được xếp hạng cao.
Yếu tố Onpage: hiểu rằng những đối thủ của bạn là những brand lớn trong ngành của bạn. Vậy họ đã và đang làm rất tốt yếu tố Onpage để đem đến trải nghiệm tốt cho khách hàng. Bạn hoàn toàn có thể nhìn vào Onpage của họ để học hỏi, tìm ra những yếu tố Onpage tốt hơn.
Hệ thống backlink: backlink được coi là yếu tố chính làm nên sức mạnh của website. Bạn có thể tìm kiếm những nơi đối thủ đặt baclink. Tìm ra những backlink chất lượng, có cùng chủ đề. Từ đó bạn xây dựng hệ thống backlink chất lượng cho website của bạn.
Lưu ý với những website mới, bạn chưa nên xây dựng backlink cho website. Hãy cứ làm tốt yếu tố Onpage trước khi xây dựng thương hiệu.
Bước 5. Viết bài chuẩn SEO
Từ năm 2016, Google công bố một loạt thuật toán mới nhằm đưa content trở thành yếu tố quan trọng nhất trong xếp hạng website. Giá trị cốt lõi của Google là người dùng. Dễ hiểu khi những website được người dùng đánh giá tốt thì thường có nội dung chất lượng.
Xây dựng content chất lượng đề cập đến kế hoạch, phát triển, quản lý nội dung xuyên suốt. Đối với SEO tổng thể, viết bài chuẩn SEO chất lượng giúp phủ sóng thị trường theo hướng tốt nhất.
Một bài viết chuẩn SEO cần những gì?
Tiêu đề cuốn hút: có tới 60% người dùng quyết định kéo xuống đọc bài viết của bạn chỉ vì tiêu đề cuốn hút, bạn tin không?
Xem ngay : 7 cách viết content hay nhất hiện nay
Tiêu đề cuốn hút được xây dựng trên công thức:
♦ Từ khóa+ lợi ích
♦ Từ khóa+ cảnh báo
♦ Từ khóa+ cảm xúc
♦ Từ khóa+ niềm tin
Khi triển khai nội dung cho website, bạn cần chú ý tới 3 yếu tố
Tính độc đáo: bạn có thể tham khảo ý tưởng nội dung của đối thủ nhưng cách triển khai phải ở bạn. Tuyệt đối không được sao chép nội dung của đối thủ, bởi như vậy rất dễ bị Google phạt.
Tính liên quan: nội dung cần xoay quanh từ khóa bạn muốn triển khai. Bởi khi đó người dùng muốn tìm kiếm thông tin xung quanh những từ khóa đó.
Tính hữu ích: một bài viết content chất lượng làm thỏa mãn được truy vấn người dùng. Đồng thời nội dung hữu ích giúp người dùng nhớ thương hiệu của bạn hơn, ở lại trang lâu hơn.
Trước khi viết bài, bạn cần trả lời được:
- Bài viết này có mục tiêu là gì?
- Mục đích người dùng khi search bài này là gì, thông qua từ khóa nào?
- Nội dung đối thủ triển khai như thế nào?
- Xây dựng chiến lược nội dung cần những gì?
- Phân chia mảng nội dung cần sáng tạo
Nội dung bài viết cần triển khai
Bài viết sản phẩm, dịch vụ: là bài viết có giá trị nhất trong website. Bạn hãy tập trung tối ưu loại bài viết này. Bởi nếu bạn không làm tốt bài viết này thì website có mạnh đến mấy cũng không đem đến doanh thu hiệu quả.
Bài viết big content: là loại bài viết chia sẻ, nhưng theo nhiều từ khóa phụ, từ khóa có lượng volume tìm kiếm thấp. Những bài viết này thường dễ SEO, dễ triển khai.
Bài viết chủ đề ngách: là bài viết không chứa từ khóa sản phẩm, dịch vụ nhưng được người dùng tìm kiếm thông qua gợi ý Google. Chắc hẳn đối thủ của bạn không để ý đến những loại bài viết này.
Bước 6. Tối ưu Onpage
Tối ưu SEO tổng thể Onpage là bước quan trọng trong quy trình SEO để website thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm và giúp ích cho trải nghiệm người dùng. Với khoảng 200 tiêu chí để xếp hạng website, nhưng bạn cần thực hiện các tiêu chí quan trọng như:
♦ Đảm bảo Google Bot tìm kiếm được website của bạn
♦ Thực hiện tối ưu SEO cơ bản thẻ tags như Title, Meta Description, thẻ Heading có chứa từ khóa chính
♦ URL thân thiện với người dùng
♦ Xác định từ khóa mục tiêu, 1 từ khóa chính, 3-5 từ khóa phụ biến thể
♦ Mật độ từ khóa được triển khai trong bài viết từ 3-5% độ dài nội dung
♦ Tối ưu bài viết chuẩn SEO, chèn vào các điều hướng liên kết nội bộ và điều hướng về bài viết chủ đề.
♦ Tối ưu hình ảnh, đặt chú thích, mô tả cho ảnh
♦ Cải thiện tốc độ tải trang
♦ Tối ưu AMP thân thiện với thiết bị di động
♦ Thêm mục đánh giá, bình luận của người dùng. Giúp tăng tính trải nghiệm người dùng.
Bước 7. Tối ưu Offpage
Off page được đánh giá là yếu tố xếp hạng quan trọng trong cải thiện thứ hạng Google. Offpage tốt đem đến nguồn truy cập website ổn định, nhận diện thương hiệu tốt.
Một số kỹ thuật SEO Offpage bạn cần lưu ý:
Tạo profile trên các trang mạng xã hội, sử dụng đặc tính dễ tương tác, chia sẻ của mạng xã hội để thúc đẩy nhận diện thương hiệu.
Tạo blog: viết blog, dẫn backlink về website của bạn theo chủ đề liên quan. Mục đích blog đóng vai trò site vệ tinh, tăng traffic cho website.
Đăng bài trên các website, diễn đàn cùng chủ đề, những cộng đồng nhiều người dùng, chất lượng.
Viết Ebook chia sẻ thông tin hữu ích
Lên chiến dịch quảng cáo giới thiệu, tăng nhận diện thương hiệu.
Submit website lên các Directory
Bước 8. Đo lường hiệu quả, tối ưu tỷ lệ chuyển đổi
Sau khoảng 3-6 tháng thực hiện các bước trên, đã đến lúc cần nhìn lại, đánh giá hiệu quả để điều chỉnh cho phù hợp.
Các mục cần đánh giá:
Thứ hạng từ khóa: phản ánh xếp hạng của website đã đạt hay chưa, những từ khóa mục tiêu đã có thứ hạng tốt hay chưa.
Backlink: số lượng backlink đã đủ lớn để đem lại sức mạnh và traffic cho website hay chưa. Một số backlink xấu ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng website cần loại trừ. Backlink vẫn được đánh giá là yếu tố quan trọng trong xếp hạng Page Rank. Vậy, hãy tìm kiếm những backlink chất lượng.
Trong quá trình thực hiện dự án SEO tổng thể thì chắc hẳn bạn sẽ thấy thứ hạng các từ khóa lên top và tụt top liên tục. Để hạn chế tối đa sự lên xuống quá lớn, hãy tập trung Audit website để tăng tính ổn định.
Mục đích chính quy trình seo một website vẫn là tìm kiếm khách hàng, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy cần tối ưu những bài viết có tỷ lệ thoát trang cao, gia tăng lời kêu gọi hành động hấp dẫn.
Xem thêm : Phòng Marketing thuê ngoài cam kết doanh số tại BissBrand